Lượt xem: 617

“Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các nhãn hiệu lúa gạo đặc sản của tỉnh”

Sáng ngày 03-12, Chi cục Quản lý chất lượng nông sản, lâm sản và thủy sản tổ chức Hội thảo “Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các nhãn hiệu lúa gạo đặc sản của tỉnh Sóc Trăng”.


Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ với đại biểu về xây dựng thương hiệu cho lúa gạo đặc sản địa phương dựa trên chỉ dẫn địa lý. Ảnh Thúy Liễu

    Đến dự có Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) - Huỳnh Ngọc Vân, các đơn vị liên quan trực thuộc Sở, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND, hợp tác xã sản xuất lúa trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố toàn tỉnh.

    Theo đề án phát triển lúa đặc sản giai đoạn năm 2016-2020, Sóc Trăng có 6 huyện và 1 thị xã được tập trung, tăng cường phát triển lúa đặc sản là: Trần Đề, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Châu Thành, Long Phú, Mỹ Tú và thị xã Ngã Năm. Đến nay, diện tích gieo trồng lúa đặc sản hơn 150.130 ha chiếm hơn 42% diện tích canh tác, vượt 19% so với chỉ tiêu kế hoạch đề án đặt ra với sản lượng 800.000 tấn và các giống lúa đặc sản được sử dụng chính trong sản xuất là ST, lúa Tài nguyên mùa và các giống lúa thơm nhẹ. Đồng thời, Đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản Sóc Trăng được thực hiện đã góp phần mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường.

    Đại biểu tham gia thảo luận xoay quanh các nội dung trọng tâm như: Cách xây dựng thương hiệu gạo thơm riêng cho tỉnh, ưu thế cạnh tranh của sản phẩm gạo, cách bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu, cách khai thác quyền sở hữu trí tuệ, cách tạo lợi thế của sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường…

    Đồng chí Huỳnh Ngọc Vân cho biết: “Với mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị của hạt gạo Sóc Trăng trên thị trường trong và ngoài nước nên việc xây dựng chỉ dẫn địa lý rất cần thiết để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể có danh tiếng, chất lượng hoặc các đặc tính riêng biệt, đặc thù do điều kiện tự nhiên hoặc con người của vùng địa lý đó quyết định. Việc sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được Nhà nước bảo hộ đồng nghĩa với người tiêu dùng được bảo đảm rằng sản phẩm có nguồn gốc địa lý tại vùng địa lý nhất định và có chất lượng, danh tiếng hoặc những đặc tính riêng, khác với các sản phẩm cùng loại ở các vùng khác và qua hội thảo giúp người sản xuất lúa gạo đặc sản trong tỉnh hiểu biết hơn về các giải pháp để bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng và quảng bá thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần đem gạo đặc sản Sóc Trăng ngày càng phát triển và cạnh tranh hơn nữa trên thị trường”.
Thúy Liễu


Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 48
  • Hôm nay: 7966
  • Trong tuần: 78,673
  • Tất cả: 11,801,993